Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi
Hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi (Hình từ internet)
Ngày 15/7/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn 5005/BNN-TL về việc thực hiện quy định pháp luật về t♋ài nguyên nước liên quanꦇ đến lĩnh vực thủy lợi.
Theo đℱó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền,𒁃 phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật liên quan đến lꦉĩnh vực thủy lợi.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì rà soát, tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các nội dung liêღn quan đến pháp luật 🦩về tài nguyên nước của lĩnh vực thủy lợi thuộc thẩm quyền của địa phương, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Căn cứ kịch bản nguồn nước và các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước (theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước và Điều 43 Nghị định 53/2024/NĐ-CP); Chỉ đạo việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định pháp luật về thủy lợi (theo quy định tại Điều 36 Luật Tài nguyên nước).
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đôn đốc các tổ chức khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện việc đăng ký hoặc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước và Nghị định 54/2024/NĐ-CP. Đối với các công trình thủy lợi đã xây dựng và khai thác trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà chưa được đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì phải hoàn thành thủ tục đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2027 (khoản 6 Điều 86 Luật Tài nguyên nước).
Hiện nay, Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã bãi bỏ quy định về điều kiện năng lực đối với đơn vị tư vấn lập đề án, báo cáo tài nguyên nước thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư. Do đó, tổ chức khai thác công trình thuỷ lợi có thể tự lập đề án khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định 54/2024/NĐ-CP.
- Sở Nông nghiệp và PTNT, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo kế hoạch, đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát tài nguyên nước và kết nối, truyền số liệu, thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục để giám sát trực tuyến các thông số theo quy định của Nghị định 53/2024/NĐ-CP trước ngày 01/7/2027 đối với công trình xây dựng trước ngày 01/01/2013 và hoàn thành trước ngày 31/12/2025 đối với công trình xây dựng từ ngày 01/01/2013 đến trước ngày 01/7/2024. Trong thời gian chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu để thực hiện việc giám sát trực tuyến thì đề nghị tổ chức, cá nhân có công trình khai thác tài nguyên nước phải thực hiện việc cập nhật số liệu giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều 90 của Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND tỉnh phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thủy lợi) hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Quản𝓰 lý tài nguyên nước) để xem xét, hướng dẫn.
Xem chi tiết nội dung tại Công văn 5005/BNN-TL ban hành ngày 15/7/2024.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |